Những thành tố cơ bản làm nên một thiết kế tuyệt vời
  • Giải pháp cho sự thành công của doanh nghiệp

Chúng tôi biến ý tưởng tiếp thị của doanh nghiệp trở thành hiện thực trên từng bản thiết kế độc đáo, thẩm mỹ và thể hiện đặc trưng của doanh nghiệp.

Những thành tố cơ bản làm nên một thiết kế tuyệt vời

Demos Việt Nam Thứ hai 16/07/2018

Để có được một thiết kế hoàn hảo, thiết kế thị giác là một yếu tố vô cùng quan trọng !

 

Để có một trang web hay phần mềm đẹp mắt, chúng ta cần nắm rõ những yếu tố cơ bản trong thiết kế thị giác và cách ứng dụng chúng sao cho thật phù hợp. 

Đường thẳng, hình dạng, không gian âm, cường độ, màu sắc  sắc thái là những yếu tố cơ bản. Bạn không cần phải hiểu quá chi tiết về mỗi yếu tố, tuy nhiên cách sắp đặt tối ưu các yếu tố là một kiến thức quan trọng đối với bất kì nhà thiết kế nào. Biết cách thiết kế sao cho có được các yếu tố như sự nhất quán, thống nhất, tầng lớp rõ ràng, cân bằng, tương phản, tỉ lệ hợp lý, tính nổi trội và tương đồng sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra những cách sắp xếp mà bạn có thể áp dụng. Cùng bắt đầu nhé!

 

1. Đường thẳng

 

Những đường thẳng có nhiệm vụ kết nối 2 điểm và là yếu tố cơ bản nhất trong thiết kế thị giác. Chúng ta có thể sử dụng chúng để tạo ra hình dạng, và khi được lặp đi lặp lại theo một kiểu nhất định, chúng có thể tạo ra texture.

 
idesign nhungthanhtocobantrongthietkehinhanh 02

Một đường thẳng là một yếu tố cơ bản nhất trong thiết kế, 
giúp kết nối 2 điểm lại với nhau.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng đường thẳng có thể giúp ta truyền tải được nhiều giá trị và ý nghĩa. Ví dụ, đường thẳng có thể mỏng hoặc dày, thẳng hoặc cong, chiều rộng cố định hoặc thay đổi, có hình dạng tùy chỉnh (ví dụ như hình dưới đây, đường thẳng dường như được vẽ bằng thước hoặc bằng tay).

Một đường thẳng có thể tạo ra sự liên kết vô hình giữa các yếu tố. Trong logo của tổ chức thiết kế tương tác - Interaction Design Foundation, dòng chữ “Interaction Design Foundation” tạo ra hình bán nguyệt chìm.

2. Hình dạng

Hình dạng là vùng chứa, được cấu thành bởi những đường thẳng (mặc dù chúng ta có thể tạo ra hình ảnh bằng màu sắc, cấu trúc và sắc thái). Một hình dạng có 2 yếu tố: chiều dài và chiều rộng.

 
idesign nhungthanhtocobantrongthietkehinhanh 05

Chúng ta có thể tạo ra hình dạng bằng các đường kẻ (như hình phía trên), 
hoặc sử dụng màu sắc, texture và sắc thái.

Chúng ta có xu hướng xác định hình dáng chung của vật thể, chỉ khi nhìn kĩ hơn thì chúng ta mới chú ý đến các chi tiết như đường thẳng, màu sắc và texture. Đây chính là lý do vì sao hình dạng là phương thức giao tiếp nhanh chóng mà các nhà thiết kế thường hay sử dụng.


3. Không gian âm

 

Không gian âm (khoảng cách trắng) là vùng rỗng xung quanh một hình. Mối quan hệ giữa hình dạng và khoảng cách được gọi là figure/ground, trong đó hình dạng là figure còn không gian xung quanh là ground. Chúng ta nên biết rằng khi thiết kế hình dạng thì việc xuất hiện của không gian âm là điều cần thiết. Không gian âm và hình dạng đều quan trọng như nhau - bởi vì nó sẽ phân tách phần không gian dương và giúp bố cục được cân bằng.

 
idesign nhungthanhtocobantrongthietkehinhanh 06

Một vài thiết kế ứng dụng không gian âm để tạo ra hiệu ứng hình ảnh thú vị. Ví dụ, logo nổi tiếng từ tổ chức Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) áp dụng hiệu ứng này để tạo ra hình ảnh của con gấu trúc.

 
idesign nhungthanhtocobantrongthietkehinhanh 07

Logo của WWF không thể hiện quá rõ ràng hình ảnh của một chú gấu trúc: 
nhà thiết kế đã khéo léo sử dụng không gian âm 
xung quanh phần màu đen để thể hiện tổng thể một con gấu trúc.

  •  
Quay lại