Các điều cần biết khi in ấn?
  • Giải pháp cho sự thành công của doanh nghiệp

Chúng tôi biến ý tưởng tiếp thị của doanh nghiệp trở thành hiện thực trên từng bản thiết kế độc đáo, thẩm mỹ và thể hiện đặc trưng của doanh nghiệp.

Các điều cần biết khi in ấn?

Demos Việt Nam Thứ ba 20/06/2023

Kỹ thuật in offset là gì? 

- In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại.

- In offset là cách in sử dụng lực ép các tấm offset (các tấm cao su dùng trong in ấn) để in lên giấy, các tấm kẽm sẽ được ép lên các hình ảnh dính mực trước đó.

- Với công nghệ in offset chuẩn và chất lượng thì sẽ được đánh giá thông qua chất lượng khả năng lên màu, chuẩn với bản mẫu nhất có thể. 

- Chất lượng giấy: Giấy in sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ bám mức cũng như hình ảnh sau in. Chọn lựa giấy thô hay giấy láng sẽ tùy thuộc theo nhu cầu in ấn của khách hàng. Mỗi loại giấy sẽ có độ phủ màu mực khác nhau. 

- Mực in cần được cấp đều và canh chỉnh sao cho thật phù hợp để tránh sự sai lệch về màu in trên thành phẩm.

- Phụ thuộc vào kỹ thuật in của từng đơn vị doanh nghiệp mà cho ra bản in khác nhau.

* Ưu điểm:

  • Kỹ thuật này cho chất lượng hình ảnh cao và rõ nét hơn, màu sắc sản phẩm đẹp và hầu như không bị lem mờ trong quá trình in ấn.
  • Việc chế tạo các bản in cũng dễ dàng hơn.
  • In offset có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau.
  • In được trên các bề mặt phẳng và sần sùi.
  • Tuổi thọ của bản in cũng tốt hơn nhiều.

* Nhược điểm:

  • Thời gian chuẩn bị để in khá lâu (do phải làm khuôn, xuất kẽm in), nếu bạn muốn in với số lượng nhỏ và lấy liền thì không nên chọn kỹ thuật in này.
  • Bản thiết kế cần phải được kiểm tra kỹ trước khi in, do các đơn hàng thực hiện in offset thường in với số lượng rất nhiều, nếu có sai sót thì sẽ gây lãng phí rất lớn và chậm trễ thời gian hoàn thành.
  • Thời gian chuẩn bị khuôn là khá lâu và chi phí cũng tương đối cao so với phương pháp in khác, nên nếu in ít thì nên chọn in Kỹ thuật số.

--- ? ---

Kỹ thuật in kỹ thuật số - In laser - In nhanh là gì?

  • In laser là kỹ thuật in sử dụng các tia laser chiếu qua các trống từ (một bộ phận đặc biệt của máy in), sau đó trống từ sẽ đi qua mực khô đã được đặt ở vị trí tương ứng. Lúc này mực in sẽ bám vào trống từ, sau đó trống từ tiếp tục lăn để in mực đã bám vào trên giấy. Cuối cùng, để mực in bám chắc vào giấy thì người ta sẽ sử dụng nhiệt độ cao xử lý trước khi hoàn thành.

- Bởi vì tính tiện dụng, có thể lấy sản phẩm nhanh chóng nên in laser được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, kinh doanh và in ấn thương mại. In laser thường được sử dụng để in các ấn phẩm lấy ngay với số lượng nhỏ.

  • In kỹ thuật số là phương pháp in hiện đại, hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, các sản phẩm sau khi được thiết kế xong sẽ được gửi trực tiếp đến máy in và cho ra thành phẩm ngay lập tức, chất lượng tương đối tốt và có thể in số lượng tùy ý (tuy nhiên không nên in quá nhiều do giá in tính theo thành phẩm, in nhiều tốn chi phí lớn)

- In kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau nhờ công nghệ: in phun, in UV, in truyền nhiệt,… Có thể sử dụng trong các dịch vụ in truyền thống như in tờ rơi, in poster, in thiệp, in card visit,… với số lượng ít và sự đa dạng về nội dung.

- Sử dụng in truyền nhiệt để in các hình ảnh lên áo thun, áo phông, in các bản thiết kế thời trang bằng máy in phun.

- Công nghệ in UV hay in chuyển nhiệt trên kính và gỗ, tạo ra những tác phẩm tranh treo tường trang trí.

- In kỹ thuật số bao gồm nhiều công nghệ như in phun, in bằng tia laser hay in chuyển nhiệt,… tùy vào nhu cầu và chất liệu in, thành phẩm mong muốn mà chọn quy trình in khác nhau. 

- In kỹ thuật số có thể thực hiện nhanh chóng, có ngay sản phẩm, phù hợp cho in các bản mẫu để đánh giá thiết kế hoặc in nhanh với số lượng nhỏ, nếu in số lượng nhiều thì sẽ khá tốn chi phí, vì vậy bạn có thể cân nhắc để chọn công nghệ in khác như offset hay in flexo để giúp giảm chi phí khi gia công hàng loạt.


 

* Ưu điểm:

- Tốc độ in nhanh: ưu điểm lớn nhất của phương pháp in kỹ thuật số chính là có thể lấy ngay thành phẩm, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, hình ảnh cũng có thể được điều chỉnh trong quá trình in nếu cần thiết.

- In được trên nhiều chất liệu, nhiều nội dung, nhiều kích cỡ: phương pháp in kỹ thuật số có thể tạo ra sản phẩm ở nhiều kích thước, tùy vào loại máy in. In kỹ thuật số cũng có thể in trên nhiều vật liệu khác nhau như decal, vải, nilon, mica, giấy,… giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn khi in.

- Tiết kiệm chi phí: In kỹ thuật số sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí (nếu in số lượng ít) do không cần phải tạo bản in, không tốn nhiều nhân lực, tuy nhiên khi in số lượng lớn thì so ra chi phí sẽ cao hơn các kỹ thuật in khác như flexo, in thạch bản, in ống đồng...

* Nhược điểm:

-  Đòi hỏi thợ in cần phải hiểu biết về các máy in để có thể in đúng, chính xác nhất.

- Mức giá khi sản xuất số lượng nhiều chính là nhược điểm lớn nhất, do tính theo mỗi sản phẩm in nên khi in nhiều thì khó có thể cạnh tranh với các kỹ thuật như in offset, in flexo,…

- Màu sắc của in Kỹ thuật số cũng hoàn toàn khác biệt so với in offset, tuỳ theo từng dòng máy in, và kỹ thuật in của từng máy.

--- ? ---

Kích thước - Khổ in trong in ấn?

- Trong kỹ thuật in ấn ở Việt Nam, kích thước chủ yếu thường được sử dụng đơn vị là milimet (mm) và centimet (cm), các bạn lưu ý cần chuyển đổi đơn vị tính sao cho phù hợp.

- Nhiều người thường quan niệm rằng ấn phẩm quảng cáo chỉ cần chú trọng vào khâu thiết kế sao cho tạo ra được những sản phẩm chất lượng, thu hút nhất có thể với khách hàng. Quan điểm này không sai, thiết kế là khâu quan trọng nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể bỏ qua khâu điều chỉnh kích thức quảng cáo. Nguyên nhân:

  • Điều chỉnh, căn chỉnh kích thước ấn phẩm trước khi in giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình in ấn.
  • Tiết kiệm chi phí in ấn do không phải in đi in lại nhiều lần trên thực tế. Chỉ một vài mm nhỏ của một ấn phẩm đã khiến chi phí dự kiến thay đổi rất nhiều (lỡ khổ giấy). Vậy bạn có thể tưởng tượng số tiền đó sẽ lớn đến mức nào trong trường hợp in ấn với số lượng lớn.
  • Đồng bộ toàn bộ kích thước các ấn phẩm quảng cáo với nhau nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ và dễ dàng tạo được thiện cảm với khách hàng hơn. Cùng với đó, việc giúp kích thước sản phẩm gắn bó chặt chẽ với nhau cũng sẽ hạn chế việc gây ra sự khó chịu cho những khách hàng yêu thích sự hoàn hảo.
  • Với các ấn phẩm tiêu chuẩn, chúng ta cần tuân theo kích thước chuẩn của từng nhà in, hãy xác nhận và điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp để có được bản in chuẩn nhất.

--- ? ---

Chất liệu giấy phổ biến trong in ấn?

- Các loại giấy thường được sử dụng phổ biến trong in ấn: Couche, Briston, Ivory, Duplex, Fort, Kraft, Decal, Carton... Còn rất nhiều loại giấy khác nhau, mình chỉ nêu tên vài loại giấy phổ biến:

- Giấy Couche và Briston tương đối nhìn giống nhau, để dễ nhận biết có một cách so sánh đó là độ cứng của giấy Briston có phần cao hơn, và nếu so với giấy Ivory thì giấy Ivory có màu ngà hơn và cứng hơn 2 loại Couche và Briston.

  • Giấy Couche là một trong các loại giấy trong in ấn được dùng để in ấn rất phổ thông, nó có bề mặt phẳng mượt và sáng, bề mặt giấy mịn được phủ lớp thuốc làm tăng khả năng bắt mực tuyệt đối trên bề mặt giấy.

- Giấy Couche sở hữu nhiều đặc tính nổi bật và được đánh giá cao, đặc biệt khi in giấy bằng công nghệ in offset hình ảnh sẽ rất sáng và bắt mắt. Được dùng nhiều trong in nsmamecard, brochure, poster, menu các loại, bìa sách,…

- Có 2 loại giấy Couche là: Couche Offset (Bóng) – Couche Matt (ngà và nhám hơn)

- Có định lượng: 60gsm, 100gsm, 120gsm,… tới 350g.

 

  • Giấy Ford được làm từ bột giấy được nghiền, tách hết nhựa để đảm bảo không bị ố vàng, để lưu trữ được lâu.

- Loại giấy này sở hữ khá nhiều đặc tính nổi bật: kích cỡ đa dạng, màu sắc phong phú , đặc biệt có thể tái chế sau khi đã sử dụng. Khi in offset, giấy Ford cho ra chất lượng tốt và sản phẩm được đánh giá rất cao.

- Định lượng: 60, 70, 80, 100, 120, 150, 170, 220, 250, 300gsm.

  • Giấy Ivory cũng nằm trong các loại giấy có ứng dụng phổ biến nhất hiện nay trong in ấn, đặc biệt dùng khi in offset.

- Giấy Ivory có 2 mặt khác nhau: một mặt giấy được tráng phủ, có độ bóng rất cao nhờ công nghệ siêu cán láng (Super calender), trắng mịn và mặt còn lại của giấy trắng nhám, có thể viết dễ dàng bằng bút lên. Giấy có độ cứng và đàn hồi rất tốt, chất lượng khá cao.

- Giấy được sử dụng làm : Bao bì như túi giấy, hộp giấy, thư mời, thư cảm ơn, Voucher giảm giá, khuyến mại,…

 - Định lượng: từ 210 đến 400 g/m2, trong đó các loại giấy Ivory 300, 350, 400gsm là được sử dụng nhiều nhất.

  • Giấy Bristol  là loại giấy này cũng được sử dụng nhiều trong ngành in ấn ở thời điểm hiện tại.

- Giấy Bristol là loại giấy bìa có 2 mặt giấy không được tráng phủ , tuy nhiên lại được tráng trắng, bám mực tốt, độ mịn cao.

- Loại giấy này nhờ có độ bóng và độ mịn cao, ăn mực vừa phải nên khi sử dụng công nghệ in offset sẽ cực đẹp.

- Giấy Bristol cũng có khá nhiều ứng dụng dùng để in card visit, lịch, in bao bì , các bản vẽ kỹ thuật, in hộp giấy…

- Định lượng: 150, 280,300, 400gsm.

  • Giấy Duplex có một mặt phủ bóng và một mặt không phủ bóng, độ dày khá cao, chắc chắn, không ăn mực. Giấy Duplex có thể khác nhau cả về màu mực in cũng như màu sắc.

- Loại giấy này thường sẽ dùng để in các hộp có yêu cầu độ cứng và độ chắc chắn cao, kích thước lớn.

- Giấy Duplex – một trong các loại giấy trong in ấn được sử dụng làm bao bì sản phẩm, hộp đựng bánh kem, hộp đựng mỹ phẩm, hộp thuốc, hộp đựng quà, hộp đựng đồ dùng văn phòng,…

- Định lượng: trên 250gsm.

  • Giấy Kraft  một trong các loại giấy trong in ấn được biết đến là loại giấy thân thiện với môi trường bởi tính năng có thể tái sử dụng của loại giấy này. Giấy Kraft được làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm có màu: nâu vàng, vàng xám, nâu đen.

- Giấy Kraft xốp nên nếu sử dụng phương pháp in khác sẽ bị nhòe mực và xấu, bởi vậy loại giấy này chỉ phù hợp với phương pháp in cho mực bám trên bề mặt hay còn gọi là phương pháp in offset.

- Loại giấy này có tính chất đanh, dẻo dai và tương đối thô, độ bền cao và bắt mực tốt.

- Giấy Kraft rất phổ biến và có mặt khắp mọi nơi, được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau: làm giấy gói thực phẩm, túi giấy mua sắm, danh thiếp, bao lì xì,…

- Định lượng: từ 80 đến 400gsm.

  • Giấy Decal là loại giấy có một mặt để in, mặt kia phủ keo không ăn mực. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực. Thường dùng làm các loại tem, nhãn dán lên sản phẩm.

- Decal giấy: Là bề mặt in (lớp 1) làm bằng giấy.

- Decal nhựa: Là bề mặt in (lớp 1) làm bằng nhựa (có 2 loại: nhựa trong và nhựa trắng sữa).

- Decal bể: Là loại decal mà mặt in được làm bằng một loại giấy đặc biệt, rất dễ vỡ. Khi dán vào sản phẩm thì không thể tháo ra được nguyên vẹn, sử dụng để in các loại tem bảo hành.

- Decal 7 màu: Là loại decal bóng, khi nhìn vào decal sẽ thấy thật nhiều màu sắc chiếu lên trông rất đẹp.

- Decal mỹ thuật: Là Decal của giấy mỹ thuật.

  • Giấy Carton là loại có lớp giấy làm bằng carton. Lớp sóng này có độ cao thấp khác nhau, tùy thuộc định dạng sóng a, b, c, e. Trong số các loại carton, carton 3 lớp có giá thành rẻ và được sử dụng phổ biến nhất. Tùy theo nhà sản xuất mà carton 3 lớp có thể được làm từ giấy xeo hoặc giấy vàng. Đặc điểm của carton 3 lớp:

- Lớp ngoài cùng: Thường có màu trắng, vàng hoặc nâu, có độ phẳng, mịn, đẹp và láng bóng

- Lớp giấy giữa: được tạo thành từ các lớp sóng giấy, đóng vai trò như lớp đệm thùng carton. Nhờ lớp này, hàng hóa bên trong được bảo vệ và ngăn không cho hư hỏng bởi va đập

- Lớp giấy ở đáy: Là lớp giấy cứng hỗ trợ việc trợ lực với định lượng gấp 2 lần lớp giấy ở ngoài cùng.

- Trong số các loại carton, carton 3 lớp được sử dụng phổ biến hơn cả. Lý do là vì loại này sở hữu những ưu điểm nổi trội như:

- Giá thành rẻ. Trọng lượng nhẹ, phù hợp để đóng gói nhiều mặt hàng. Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã. Nhỏ gọn, dễ dàng xếp lại gọn gàng, không chiếm nhiều diện tích. 

--- ? ---

Cán màng BOPP - màng bóng - màng mờ là gì?

- Với các ấn phẩm cơ bản, chúng ta thường sử dụng 2 loại màng cơ bản, đó là Màng BOPP bóng hoặc mờ. Ngoài ra còn có các kỹ thuật cán phủ khác nâng cao hơn, đó là màng  Metalize, màng thực phẩm PE, cán băng keo, cán vân...

--- ? ---

Kỹ thuật bế đứt - bế đờ mi là gì?

  • Bế đứt là sản phẩm được thiết kế có hình dạng đa dạng khác nhau, chúng ta sẽ làm bộ khuôn bế dập lên sản phẩm in, để cho ra hình dạng sản phẩm đúng như thiết kế ban đầu của mình. Kỹ thuât bế đứt được ứng dụng nhiều trong ngành in bao bì, các ấn phẩm quảng cáo có tính thương hiệu riêng đặc sắc, phù hợp với từng doanh nghiệp

Bế đờ-mi là kỹ thuật bế chủ yếu được dùng trong in sticker, decal dán nhãn bao bì sản phẩm. Trên chất liệu decal-sticker đều có 2 lớp, 1 lớp giấy phủ keo, và 1 lớp đế giấy, bế đờ-mi chỉ sẽ bế 1 nửa trên tờ decal, phần đế bên dưới sẽ không bị đứt hẳn, nhằm giúp cho việc thao tác lột tấm sticker bên trên được dễ dàng, hạn chế việc bị bung keo khi sản phẩm để lâu. Sản phẩm sticker vẫn có thể ứng dụng cả 2 kỹ thuật bế. Tuỳ theo nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp. Cũng giống như bế đứt, bế đờ-mi cũng có tính ứng dụng cao trong khâu sản xuất nhãn mác bao bì.

--- ? ---

Ép kim là gì?

- Ép kim là một phương pháp dùng nhiệt lớn để ép một phần kim loại mỏng được định hình theo khuôn có sẵn lên vật liệu cần gia công. Khuôn ép kim có thể được làm từ kẽm hoặc đồng. Màu sắc của phần ép kim sẽ phụ thuộc vào màu của kim loại được lựa chọn ban đầu. Một số màu thông dụng được sử dụng rất nhiều đó là bạc, vàng, tím, trắng, camay, màu xanh,....

- Những chi tiết được ép dưới khi ở dưới ánh nắng mặt trời sẽ tạo hiệu ứng lấp lánh, phản quang ánh sáng, rất ấn tượng và bắt mắt.

- Khuôn kẽm được sử dụng phổ biến hơn trong ép kim, giá thành rẻ, nhanh chóng. Tuy nhiên, khuôn kẽm sử dụng không bền bằng khuôn đồng, đồng thời độ chính xác cũng kém hơn. Ép kim trên mẫu card visit hay các ấn phẩm khác thường dùng ép kim toàn bộ nội dung, dập nổi dập chìm, ép kim phủ UV, ép kim bồi 3D…

--- ? ---

Dập nổi là gì?

- Dập nổi (hay còn gọi là bế nổi) là quy trình hoàn thiện thành phẩm in ấn sau khi đã in xong, giúp sản phẩm nổi bật hơn nhờ 1 phần, 1 biểu tượng hay một số chi tiết nào đó trong bản in được nổi lên (nổi 3D), giúp nhận mạnh các chi tiết (thường là thương hiệu hoặc chi tiết cần khách hàng chú ý). Sản phẩm gia công xong sẽ thu hút hơn, độc đáo và khác biệt so với in thông thường.

- Các sản phẩm như danh thiếp, thiệp mời hay thiệp cưới cao cấp thường có những họa tiết được thúc nổi nhằm giúp sản phẩm nổi bật hơn.

- Quy trình này yêu cầu sử dụng hai khuôn bằng đồng hoặc kẽm, một khuôn được nâng lên và một khuôn được làm chìm. Các khuôn vừa khít với nhau để khi ép giấy giữa chúng, khuôn nâng lên sẽ ép cổ phiếu vào khuôn chìm và tạo ra hiệu ứng dập nổi.

--- ? ---

 

 

Quay lại