Nỗi lòng của người phát tờ rơi
  • Giải pháp cho sự thành công của doanh nghiệp

Chúng tôi biến ý tưởng tiếp thị của doanh nghiệp trở thành hiện thực trên từng bản thiết kế độc đáo, thẩm mỹ và thể hiện đặc trưng của doanh nghiệp.

Nỗi lòng của người phát tờ rơi

Demos Việt Nam Chủ nhật 05/07/2015

Chắc hẳn trong mỗi người chúng ta không còn lạ lẫm với một nghề mang tên: nghề phát tờ rơi. Hằng ngày ở khu vực TP.Hồ Chí Minh có cả chục ngàn tờ rơi được phát đi. Những người làm nghề này cứ đứng "vật vờ" giữa phố, bất chấp thời tiết nóng như đổ lửa, bất chấp những cái lắc đầu từ chối để tung cho hết tờ rơi, đến khi ra đi, bỏ lại một bãi giấy và những tâm sự dấu kín trong lòng của một kẻ làm cái nghề mang nhiều nỗi khinh rẻ…

nghề phát tờ rơi

sinh viên phát tờ rơi giữa cái nắng gay gắt

Trong số tất cả chúng ta, chắc rằng ai cũng từng ít nhất một lần nhận được tờ rơi từ tay của một nam, nữ thanh niên trẻ tuổi. Cổng trường học, bệnh viện, bãi đỗ xe, ngã tư đường… là những địa điểm quen thuộc để bắt gặp tờ rơi. Ngày lại qua ngày, do các dịch vụ in tờ rơi giá rẻ ngày càng phát triển ở Tp.Hồ Chí Minh, mỗi ngày không biết đã có bao nhiêu tờ rơi được phát đi, bao nhiêu cái đầu đã lắc, bao nhiêu biển báo cấm đã treo… nhưng rồi, số lượng tờ rơi vẫn cứ "tăng dần đều", còn nghề phát tờ rơi đang ngày một phổ biến trong giới sinh viên trẻ.

Nghề phát tờ rơi tuy có vất vả, đôi khi còn gặp nguy hiểm như bị giật balo, bị cán bộ văn hóa thông tin bắt về phường, nhưng do thu nhập không phải là quá thấp nên các bạn sinh viên thường vẫn cố gắng làm mặc dù biết phát tờ rơi là phạm luật. Nếu tìm được mối làm tin tưởng, nhân viên phát tờ rơi thường có thu nhập từ 60 – 70.000đ/1h làm việc. Đó cũng chính là lý do công việc này hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ mong muốn tìm việc làm thêm.

phát tờ rơi

Một góc phố thành bãi rác "tờ rơi"

 

Một số điều luật sinh viên cần biết khi tham gia phát tờ rơi:

- Cấm phát tán ngoài đường các loại tờ gấp, tờ rơi quảng cáo. Các loại tờ này chỉ được phát tại nơi bán hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, treo dán tại những vị trí đã được quy định (theo khoản 6, điều 4, quyết định số 108/2002/QĐ-UB ngày 25-9-2002 của UBND TP.HCM).

- Với người trực tiếp phát tờ rơi, có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-100.000 đồng đối với mỗi tờ rơi quảng cáo không đúng nơi quy định (theo khoản 1, điều 50, nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6-6-2006).

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng đối với mỗi tờ rơi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo (khoản 1, điều 51, nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6-6-2006).

Tuy nhiên, có mấy ai hiểu được tâm sự những người trong nghề, khi những tờ rơi phát đi cứ luôn nhận được những cái lắc đầu, nỗi chán chường tới ngán ngẩm của người nhận và sự khinh miệt đằng sau những cái nhìn "gai góc" của họ dành cho những kẻ làm nghề phát tờ rơi? Để rồi khi vừa cầm tờ giấy còn thơm mực máy photo, họ đã vô tình vứt bỏ, để lại một loạt rác thải, bay tứ tung khắp lề đường.

Chúng ta vẫn quen phê phán việc phát tờ rơi như một vấn nạn, đã mấy ai nghĩ theo một chiều hướng khác hơn? Giữa ranh giới nên và không nên, đâu là lời giải cho nghề phát tờ rơi? Trong những quy chuẩn chung để ra trong xã hôi, trách nhiêm làm "vấy bẩn" mỹ quan đô thị đang thuộc về ai? Là sự sai lầm của người phát tờ rơi khi cố tình vung ra những tờ giấy một cách thiếu ý thức. Hay đâu đó, trách nhiệm đang thuộc về phía chúng ta, những người chỉ cầm tờ rơi chưa đầy một tích tắc đã vội ném nó xuống lề đường, để lại một bãi giấy vất vưởng, gây mất an toàn giao thông và hạ thấp sự xanh, sạch, đẹp của thành phố? Lời giải ấy, đã có ai bao giờ từng nghĩ tới?

Quay lại